Theo nguồn tin từ công ty thì kết quả kinh doanh năm 2010 khá bi đát. Công ty cổ phần SX-XNK Thanh Hà lỗ 41,342 tỷ đồng, Công ty cổ phần XNK Thanh Hà (Hưng Yên) lỗ hơn 4,5 tỷ đồng. Cổ đông đang cần nhận được những lời giải thích thỏa đáng từ phía những người có trách nhiệm trong kỳ họp Đại hội đồng cổ đông sắp tới.
Quý vị có thể xem toàn bộ Báo cáo tài chính 2010 và các báo cáo trình Đại hội đồng cổ đông 2011 tại địa chỉ: http://www.haforexim.com.vn/
Codongthanhha
Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011
Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2011
Techcombank: Nhiều sai phạm trong cho vay hỗ trợ lãi suất
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến đồng ý kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về thanh tra hoạt động cho vay hỗ trợ lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương VN (Techcombank).
Kiểm tra 89 hồ sơ cho vay hỗ trợ lãi suất với số tiền 14.400 tỉ đồng, TTCP phát hiện tổng số tiền cho vay có sai phạm trên 9.777 tỉ đồng, số tiền hỗ trợ lãi suất không đúng quy định trên 55 tỉ đồng.
Theo TTCP, các khuyết điểm, sai phạm này thể hiện rõ khi Techcombank không thẩm định chính xác tình hình kinh doanh của khách hàng để xác định thời gian cho vay phù hợp; chưa tăng cường chỉ đạo công tác thẩm định trước khi cho vay.
Techcombank cũng chưa thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng sau khi bán hàng thu tiền.
TTCP đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Công Chính và Công ty TNHH xuất nhập khẩu Thái Nguyên.
Theo TTCP, hồ sơ vay vốn để được hưởng hỗ trợ lãi suất của hai công ty này không đảm bảo theo quy định.
Chẳng hạn, trong các năm 2008-2009 Công ty Công Chính lỗ đến trên 23 tỉ đồng nhưng báo cáo thẩm định của Techcombank vẫn nhận định công ty kinh doanh có hiệu quả, có lãi.
Từ kết quả này, Techcombank cho Công ty Công Chính vay gần 1.300 tỉ đồng với số tiền được hưởng hỗ trợ lãi suất trên 12 tỉ đồng.
Tương tự, Công ty TNHH xuất nhập khẩu Thái Nguyên được vay vốn trên 496 tỉ đồng và được hưởng hỗ trợ lãi suất gần 4,5 tỉ đồng.
Theo Tuoitre.com.vn
Thứ Năm, 3 tháng 3, 2011
Cơ chế ông chủ và bao cấp tư duy
Tác giả: Dương Trọng Dật
Bài được xuất bản: 22/02/2011
Sức mạnh nằm trong tay chúng ta nếu biết thực hiện tốt nguyên tắc phê bình và tự phê bình, nâng cao tính chiến đấu trong Đảng. Chúng ta sẽ phá vỡ được vòng kim cô nếu chúng ta thắng được chính ta như một luận điểm nổi tiếng của Lenin: Không gì ngăn cản được những người cộng sản trừ phi người cộng sản tự chống lại mình...
Nhân bản vô tính?
Sau đại hội đảng bộ của một trường đại học lớn, một vị có chức trách lãnh đạo tuyên bố trước một cuộc họp giao ban: Ban chấp hành nhiệm kỳ này không tiêu biểu cho ý chí của quần chúng
Phát biểu của ông làm nhiều người ngạc nhiên. Hoá ra đa số, theo ông chưa hẳn đã là chân lý. Được biết, Đại hội đã bầu ban chấp hành khoá mới không đúng dự kiến của đảng uỷ cũ mà ông là một thành viên. Ông ngạc nhiên vì, lần đầu tiên, ở ngôi trường do ông làm chủ, chân lý của người cầm quyền không chiếm đa số và cái luận đề "lẽ phải thuộc về kẻ mạnh" đã lung lay. Sau nhiều năm ở một trường đại học vốn đông đảo những trí thức tên tuổi, một sự áp đặt đã bị phủ quyết. Vị lãnh đạo nọ,tất nhiên, không bằng lòng với những "tư duy được giải phóng" đang khảng định giá trị bằng lá phiếu dân chủ đích thực của mình.
Nhưng sự áp đặt đang là hiện tượng rất phổ biến không chỉ ở trường đại học nọ. Nguyên nhân căn bệnh vẫn là sự kéo dài quá lâu một phương pháp tư tưởng đã bị lịch sử đào thải: sự bao cấp về tư duy. Sự bao cấp kỳ quái này đang diễn ra ở nhiều cấp,nhiều nơi. Không chỉ là chuyện lãnh đạo thích nghĩ thay quần chúng, áp đặt suy nghĩ của mình lên suy nghĩ của tập thể, bắt tập thể gật và lắc theo những lối mòn suy nghĩ của cá nhân kiểu lát đá ở Hồ Gươm, chuyện dựng 5 cổng chào ở Hà Nội, Việc xây dựng trục Thăng Long-Ba Vì.
Đi xa hơn, nhiều "công bộc của dân" chỉ thích đón nhận những tư duy cùng chiều, những tư duy phụ hoạ, những tư duy tung hô, không thích những tư duy khác chiều đặc biệt là những tư duy phản biện. Đây là cơ chế phản khoa học về mặt tư duy, là mảnh đất màu mỡ nảy sinh các loại nấm độc đủ màu sắc của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội đủ loại,đe doạ phá vỡ sự đoàn kết, trong sạch của một tổ chức.
Hệ luỵ của cơ chế bao cấp tư duy còn đáng sợ hơn. Kiểu ngăn sông cấm chợ về trí tuệ đang làm nghèo nàn đi, thậm chí cạn kiệt,cùn mòn đi tư duy lãnh đạo vì không được bổ sung thêm những luồng tư duy mới. Nó làm nặng căn hơn căn bệnh bảo thủ, trì trệ, sợ đổi mới, triệt tiêu mọi ý tưởng sáng tạo, mọi sáng kiến cá nhân, trở thành lực cản sự phát triển xã hội. Tái diễn trong không ít tập thể tình trạng độc quyền chân lý, độc quyền tư duy, kiểu thủ trưởng luôn luôn đúng. Nhất thể hóa tư duy cá nhân thành tư duy lãnh đạo trên thực tế đã trở thành vòng kim cô tước đi sự đa dạng của tư duy ở nhiều tập thể.
Các nhà nghiên cứu chính trị không phải không có lý khi cảnh báo về nguy cơ nhân bản vô tính "chú cừu đô ly" trong việc nhất thể hóa tư duy lãnh đạo kiểu này. Sẽ không còn một đơn vị, cơ quan gồm những con người sinh động cá nhân mà chỉ còn những con người công cụ, nghĩ theo cách nghĩ của thủ trưởng,hành xử công việc theo cách hành xử của thủ trưởng. Trong cơ chế ấy, tiếc thay, tầm nhìn tiểu nông, tư duy ao làng và bệnh kiêu ngạo nông dân sẵn sàng thoả mãn với chút thành quả ít ỏi mà mình đạt được ở một số cán bộ mặc sức phát huy,biến nhiều cơ quan đơn vị thành cái ao làng, mà nếu không khơi thông được dòng chảy sẽ có nguy cơ trở thành chiếc ao tù giam cầm và triệt tiêu mọi động lực phát triển
Cơ chế độc quyền
Bao cấp trong tư duy thường kéo theo một cơ chế quản lý bảo thủ: cơ chế quản lý gia trưởng. Đây là hạt giống tốt nảy sinh kiểu lãnh đạo quan liêu, độc đoán, chuyên quyền, thậm chí lộng quyền. Quyền lực cơ quan tập trung trong tay một người. Quyền lực tập thể biến thành quyền lực cá nhân. Ở không ít cơ sở, có tình trạng lãnh đạo 3,4 trong 1. Quyền lực của đảng, quyền lực cơ quan, quyền lực tập thể biến thành quyền lực riêng của thủ trưởng. Với cơ chế này, người lãnh đạo ngộ nhận mình là ông chủ cơ quan, nắm quyền sinh quyền sát trong tay là chuyện đương nhiên. Độc quyền lãnh đạo cũng dẫn đến ngạo mạn, ngông cuồng coi mình giỏi hơn tập thể, đứng trên tập thể. Nó cũng là cha đẻ của thói đa nghi.
Đó là lý do giải thích vì sao nhiều lãnh đạo mắc căn bệnh mà Lỗ Tấn gọi là bách hại cuồng. Nhìn vào đâu cũng thấy kẻ thù, nhìn vào đâu cũng thấy người ta chống mình. Không tin lãnh đạo, không tin cộng sự, không tin những người dưới quyền. Nó còn là nguyên căn của thói bao biện, cửa quyền, không thích chia sẻ quyền lực và là cái gốc của căn bệnh độc tài, quân phiệt làm méo mó bộ máy công quyền, cần phải kiên quyết xóa bỏ.
Cơ chế ông chủ, tất nhiên vi phạm quy chế dân chủ trong Đảng. Thô bạo thì bịt miệng dân chủ. Kín đáo và thâm thúy hơn, không hẳn đàn áp dân chủ nhưng khiến quần chúng chán ngán "không muốn mở miệng nữa" theo cách nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Còn có kiểu dân chủ cho có, dân chủ hình thức, dân chủ giả hiệu coi quần chúng là một bầy cừu. Để duy trì dân chủ kiểu này, nhiều lãnh đạo thích tạo ra biến động trong cơ quan để khống chế tình hình , dùng người nọ kiềm chế người kia, tạo bầu không khí nghi kỵ lẫn nhau theo kiểu "tọa sơn quan hổ đấu", phá vỡ môi trường văn hóa nhân văn của một tập thể.
Cơ chế ông chủ còn khiến cho nhiều quyết định từ tổ chức, nhân sự, kinh tế của một cơ quan chưa hẳn bắt đầu từ nhu cầu phát triển. Quyết định có khi chỉ là thể hiện của ý chí cá nhân, của sở thích cá nhân, thậm chí từ những tình cảm yêu ghét cá nhân. Và cuối cùng biến thành những ban phát cá nhân kiểu xin cho. Đây là mảnh đất màu mỡ cho chủ nghĩa bè phái, phường hội, phe đảng, đặc quyền, đặc lợi kẽ hở lớn cho tham nhũng đủ kiểu nảy nở và phát triển...
Xóa bỏ sự áp đặt theo kiểu trường đại học nọ là sự thực thi dân chủ một cách thực chất. Nhưng muốn xóa bỏ sự áp đặt, cần thiết phải xóa bỏ cơ chế bao cấp trong tư duy, xóa bỏ cơ chế lãnh đạo kiểu ông chủ - những cơ chế phản khoa học và phi cộng sản. Sức mạnh nằm trong tay chúng ta nếu biết thực hiện tốt nguyên tắc phê bình và tự phê bình, nâng cao tính chiến đấu trong đảng. Chúng ta sẽ phá vỡ được vòng kim cô nếu chúng ta thắng được chính ta như một luận điểm nổi tiếng của Lenin: Không gì ngăn cản được những người cộng sản trừ phi người cộng sản tự chống lại mình...
Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011
Cần làm rõ và xử lý những sai phạm, yếu kém trong quản lý ở Công ty cổ phần SX-XNK Thanh Hà
Gần một năm nay, cổ đông nội bộ và cán bộ nhân viên Công ty Cổ phần SX-XNK Thanh Hà đang hết sức bức xúc và phẫn nộ trước thực trạng công ty đang nợ một số ngân hàng số tiền lên đến hơn 100 tỷ đồng không có khả năng thanh toán, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, cán bộ nhân viên không có việc làm, thu nhập rất thấp, đời sống gặp vô vàn khó khăn, công ty thua lỗ hàng chục tỷ đồng và đang đối mặt với nguy cơ phá sản.
Những gì đã và đang diễn ra ở Thanh Hà là rất nghiêm trọng và người phải chịu trách nhiệm cao nhất không ai khác là Ông Nguyễn Văn Hợp, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty. Vì sao một doanh nghiệp đang vươn lên phát triển trên thị trường XNK nông sản Việt Nam bằng kết quả kinh doanh tương đối khả quan trong những năm qua lại nhanh chóng xuống dốc không phanh, đứng trên bờ vực phá sản?
Từ cách quản lý độc đoán chuyên quyền
Là Chủ tịch HĐQT lại đồng thời là Tổng Giám đốc nên quyền lực trong công ty được tập trung hết vào Ông Nguyễn Văn Hợp. Ông Hợp vừa nắm quyền của HĐQT vừa là người thường xuyên điều hành công việc của công ty, hay nói cách khác là thâu tóm hết các quyền lực trong công ty. HĐQT công ty gồm 5 thành viên thì 1 người không chuyên trách chỉ đóng vai trò đại diện vốn nhà nước, 3 người còn lại là ủy viên chuyên trách nhưng đều là những người điều hành cấp dưới nên đã bị Ông Hợp chèn ép, chi phối, thao thúng dẫn đến lạm quyền. | Công ty Cổ phần SX-XNK Thanh Hà tiền thân là Công ty Chế biến nông lâm sản xuất khẩu - DNNN được thành lập cuối năm 1992, đến năm 1994 đổi tên thành Công ty Thanh Hà (trực thuộc Liên hiệp SXDV&XNK tiểu thủ công nghiệp Hà Nội, nay là Công ty TNHH MTV Haprosimex). Trong những năm 1990 - 2000, Công ty Thanh Hà là một trong những doanh nghiệp XNK có uy tín của TP. Hà Nội. Người có công lớn trong việc hình thành và phát triển doanh nghiệp này là Giám đốc Nguyễn Mạnh Hoàng (nay là Chủ tịch UBND Quận Hoàng Mai). Năm 2001, sau khi Ông Nguyễn Mạnh Hoàng chuyển lên làm Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội, vị trí Giám đốc Công ty được giao cho Ông Nguyễn Văn Hợp khi đó đang là Phó Giám đốc. Tháng 4/2005, sau hàng loạt vụ sáp nhập với một số doanh nghiệp nhà nước khác không thành, Công ty Thanh Hà được cổ phần hoá và trở thành Công ty Cổ phần SX-XNK Thanh Hà (Haprosimex nắm 30% vốn điều lệ), Ông Nguyễn Văn Hợp được bầu làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc. |
Trong điều hành công việc, một mặt Ông Hợp không muốn mở rộng phạm vi và đối tượng được phân quyền, ủy quyền, mặt khác người được ủy quyền mong muốn được trao quyền một cách đầy đủ thì không được đáp ứng. Chẳng hạn như Bà Bùi Thu Hà, phó tổng giám đốc được giao điều hành mảng kinh doanh khu vực phía bắc nhưng Ông Hợp không ủy quyền thường xuyên mà chỉ ký giấy ủy quyền 3 tháng 1 lần. Hai phó tổng giám đốc khác thì chỉ tồn tại một cách hình thức, “hữu danh vô thực”, không được CBNV nể trọng.
Đặc biệt trong những vấn đề như tiền, hàng, giá cả mua bán, lựa chọn đối tác, thương thảo hợp đồng từ lớn đến nhỏ đều phải do Ông Hợp quyết định. Thậm chí những việc rất vụn vặt như sửa chữa máy văn phòng, trang trí trụ sở hay khó tin hơn là thông tắc nhà vệ sinh cũng phải xin ý kiến “đồng chí tổng” rồi mới được thực hiện. Mà tính “đồng chí” vốn thất thường, khi vui thì đề nghị cái gì “anh” cũng duyệt, lúc buồn “anh” đóng kín cửa phòng không tiếp ai. Với cách quản lý như vậy nên mỗi khi tổng giám đốc vắng mặt thì công việc của công ty bị đình trệ hoặc hoạt động cầm chừng do không có người đủ thầm quyền để điều hành và quyết định. Vì vậy, trong mọi công việc không phát huy được trí tuệ, tính chủ động sáng tạo của tập thể những người quản lý và CBNV, mang nặng tính độc đoán cá nhân của ông tổng giám đốc.
Một nguyên tắc làm việc bất thành văn ở Thanh Hà là phải biết vâng lời sếp vô điều kiện, bất kể đúng sai, nếu không sẽ phải trả giá bằng việc bị vô hiệu hoá hoặc phải rời khỏi công ty. Thực tế, do không chịu được “nhiệt”, không ít cán bộ có trình độ, từng công tác nhiều năm ở đây, cuối cùng cũng phải ngậm ngùi ra đi như phó giám đốc Thanh Vân bị đẩy ra khỏi công ty do bị nghi là “người thân” của giám đốc cũ, các trưởng phòng thị trường Minh Chiến, Hồng Vân lần lượt ra đi chỉ vì là những người “hay có ý kiến”, rồi đến phó phòng kế toán Vân Anh phải chuyển công tác vì tự cảm thấy không phù hợp, gần đây là vụ không trả sổ BHXH do “dám” đơn phương xin chấm dứt HĐLĐ của 2 cán bộ phòng thị trường Tuyết Nhung và Tuyết Mai dẫn đến sự can thiệp của Sở Lao động mà phần lỗi thuộc về phía công ty. Còn những trường hợp bị sếp “đì” phải kể đến là bà Bùi Thu Hà “được” cho thôi kế toán trưởng để “lên chức” phó tổng giám đốc, hay gần đây nhất là Bà Trần Thị Minh, một kế toán trưởng khác bị đẩy vào thế “đi cũng dở mà ở không xong”.
Nhưng thật đáng tiếc cho Thanh Hà và cũng thật may mắn cho những người đã ra đi vì hầu hết trong số họ sau đó đều trở thành những chủ doanh nghiệp thành đạt hoặc tìm được công việc tốt hơn và có thu nhập cao hơn nhiều so với trước.
Đến mục tiêu “gia đình hoá doanh nghiệp”
Người Việt Nam có câu “Một người làm quan cả họ được nhờ”. Ở Thanh Hà hiện nay, câu đó được viết lại là “Một người làm sếp cả họ có việc làm”. Hầu hết các bộ phận trong công ty, từ “công ty mẹ” cho đến “công ty con” đều có em, cháu, người thân của bản thân hoặc gia đình vợ Ông Hợp. Điều đáng nói hơn cả là đa phần những người này tuy có phẩm chất, trình độ hạn chế nhưng lại được nhận vào công ty một cách rất dễ dàng và sắp xếp vào những vị trí khá quan trọng.
Đầu tiên phải kể đến em trai Ông Hợp: Nguyễn Công Hội, 39 tuổi, cử nhân kinh tế tại chức. Hội nổi tiếng là một kẻ bê tha (cờ bạc, rượu chè, trai gái) và có bản tính lưu manh. Mỗi khi uống ruợu say, hắn sẵn sàng gây gổ, đánh, chửi nhau với bất cứ ai trong công ty, bất kể già trẻ, vị trí công tác. Tuy vậy, từ lâu Hội đã được ông Hợp giao làm trưởng phòng XNK, rồi Phó Giám đốc Xí nghiệp hàng XK, từ khi XN này chuyển thành Công ty CP XNK Thanh Hà (Hưng Yên) là ủy viên HĐQT kiêm Phó Giám đốc, nhưng dưới cái ô của anh trai là Chủ tịch HĐQT đã thao túng gần như toàn bộ hoạt động tại đây.
Thứ hai là một người em trai khác của Ông Hợp: Nguyễn Đình Hương, 43 tuổi, không bằng cấp. Với biệt danh “cậu trời”, Hương không thua kém gì người em trai Công Hội về những thành tích bất hảo. Có lần sau khi uống rượu say, Hương đã chỉ thẳng tay vào mặt Ông Giám đốc Công ty CP XNK Thanh Hà (Hưng Yên) mà chửi. Đối với nhiều người trong công ty, Hương được coi như một “Chí Phèo đời mới”, không dại gì mà dây vào. Sau khi được chuyển hết từ phòng ban này sang đơn vị kia trong công ty mà không làm nên trò trống gì, hiện nay Hương lại được giao phụ trách việc thu mua, chế biến quế xuất khẩu, một công việc được biết đến là rất nhiều “mầu mỡ”.
Thứ ba là cháu gọi Ông Hợp bằng cậu: Đỗ Văn Lăng, 32 tuổi, mới tốt nghiệp cử nhân kinh tế tại chức. Được nhận vào làm việc tại công ty từ sau khi mới học xong trung cấp thương mại, mặc dù không có một chút kiến thức gì về kế toán tài chính nhưng Lăng lại được bố trí vào Phòng Kế toán, rồi sau đó được bổ nhiệm Phó Trưởng phòng. Trong một thời gian ngắn được phân công phụ trách phòng, do không có năng lực nên Lăng bộc lộ là một người thiếu quyết đoán, làm việc không hiệu quả, gây ảnh hưởng tới công việc của các phòng ban khác. Không chỉ có thế, Lăng còn có trách nhiệm đáng kể trong các khoản nợ của công ty khi cùng với Ông Hợp ký các chứng từ vay vốn ngân hàng và chuyển tiền tạm ứng cho khách hàng, đến nay không có khả năng thanh toán hàng chục tỷ đồng. Do có quá nhiều yếu kém như vậy nên gần đây Ông Hợp buộc phải quyết định cho Lăng thôi giữ chức Phó Trưởng Phòng.
Ngoài những gương mặt điển hình trên, có thể kể tên các cháu H, N, T, L… đang làm việc ở các phòng, ban, đơn vị khác trong công ty, tính ra cũng lên tới hàng chục người. Đó là chưa kể đến hệ thống các doanh nghiệp “sân sau” của Ông Tổng Giám đốc do anh trai và em dâu của ông làm chủ, có thể được ông giao thực hiện những hợp đồng béo bở bất cứ lúc nào.
Với cách tuyển dụng lao động, sắp xếp tổ chức và phân bổ nguồn lực tuỳ tiện như vậy, Ông Hợp đang dần biến chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thành mục tiêu “gia đình hoá Công ty Thanh Hà” của bản thân và gia đình ông. Đã có cán bộ trong công ty phải thốt lên rằng: hoá ra từ trước đến nay, chúng ta (tức các cổ đông, CBNV) chỉ là những người cầm súng cho anh em nhà “ông tổng” bắn!
Dùng tiền của cổ đông mua xe xịn sử dụng như của riêng
Năm 2007, nhằm mục đích bổ sung vốn lưu động và đầu tư phát triển sản xuất, công ty phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 5,7 tỷ lên 12 tỷ đồng, với giá bán 15.000 đồng/cp (mệnh giá 10.000 đ/cp).
Sau khi phát hành cổ phiếu thành công, Ông Hợp đã ngay lập tức “bổ sung vốn lưu động” bằng việc mua chiếc xe hơi đời mới hiệu Land Rover nhập khẩu từ Anh quốc với giá hơn 100 ngàn đô la (tương đương hơn 2 tỷ đồng). Số tiền mua chiếc xe này gần bằng số tiền thặng dư cổ phần mà các cổ đông vừa phải è cổ ra mua với cái giá 1.5 với hy vọng cổ phiếu của mình sẽ sinh lời và có giá trị hơn! Như thường lệ, ông Hợp tự quyết định giá cả mua bán xe mà không tổ chức đấu thầu. Ở đây, một câu hỏi được đặt ra là liệu có gì khuất tất đằng sau vụ mua bán này khi mà giá bán tại Anh của loại xe này là 22 ngàn đô la, cộng với các loại thuế khi nhập khẩu về VN lúc đó khoảng 200% và lợi nhuận của nhà nhập khẩu, thì cái giá hơn 100 ngàn đô la có hợp lý?
Điều đáng nói hơn nữa là mặc dù được mua bằng tiền của công ty nhưng chiếc xe hầu như chỉ được sử dụng để phục vụ một mình “sếp tổng”, các “sếp phó” và các cán bộ quản lý khác rất hiếm khi được vinh dự ngồi trên chiếc xe đắt tiền này. Trong một lần hiếm hoi như vậy, những người đi xe đã được một phen nhớ đời. Đó là nhân lần công ty tổ chức đi nghỉ mát tại Cửa Lò, một số cán bộ nữ được ông Hợp đồng ý cho sử dụng xe để đi tham quan Ngã ba Đồng Lộc, không may trên đường đi bị va quệt với xe khác làm xước một chút sơn ở sườn xe. Việc này làm ông Hợp vô cùng tức giận, tới mức những chị em này đã bị ông gọi là “những con ph…”, còn người lái xe suýt chút nữa thì bị đuổi việc vì đã làm cho chiếc xe của ông mất nước sơn “zin”!
Gần một năm nay, không hiểu vì lý do gì, chiếc xe này đã phải trùm bạt và gửi tại kho của Công ty CP XNK Thanh Hà (Hưng Yên). Nhưng vốn đã quen lên xe xuống ngựa, “không chịu được gian khổ”, ông Hợp lại bắt công ty con này cho mượn không thời hạn chiếc Ford Everest để phục vụ đưa đón ông hàng ngày. Không những thế, chiếc xe này còn có thêm nhiệm vụ đưa đón sếp ra sân đánh tennis và đi bất cứ đâu khi sếp cần.
Tính sơ sơ, chi phí xăng xe phục vụ riêng cho ông tổng giám đốc (bao gồm chi phí khấu hao chiếc xe bị trùm mền và toàn bộ chi phí cho chiếc xe đi mượn) cũng lên tới trên dưới 50 triệu đồng mỗi tháng, tương đương quỹ lương của toàn bộ CBNV công ty trong cùng thời gian đó.
Sai phạm trong quản lý kinh tế làm thất thoát hàng trăm tỷ đồng
Tõ th¸ng 9/2009, ông Hợp ®· ký hàng loạt hîp ®ång mua bán cà phê dưới dạng ủy thác xuất khẩu với nhiều công ty như Công Chính, Xanh Cà phê, Hoàng Minh…, trong đó nhiều nhất là với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Công Chính. Theo c¸c hîp ®ång ®· ký, ông Hợp đ· chØ ®¹o Phßng KÕ to¸n øng tríc tiÒn hµng cho các công ty này gần 200 tỷ đồng.
Quá trình thực hiện hợp đồng, các công ty mới giao cho Công ty Cổ phần SX-XNK Thanh Hà gần 40% lượng hàng, sau đó không giao tiếp nữa nhưng cũng không trả lại tiền tạm ứng. Đến nay, các công ty này còn nợ Công ty CP SX- XNK Thanh Hà trên dưới 100 tỷ đồng, riêng Công Chính nợ gần 81 tỷ (chưa bao gồm tiền lãi vay ngân hàng). Toàn bộ số tiền đã tạm ứng là do Công ty cổ phần SX-XNK Thanh Hà đi vay của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, Ngân hàng Nông nghiệp - PTNT và Ngân hàng Công thương Ba Đình, đến nay không có khả năng thanh toán.
Tõ ®Çu n¨m 2010 c¸c Ng©n hµng liªn tôc yªu cÇu C«ng ty Thanh Hµ tr¶ nî vµ ®· ngõng cÊp c¸c kho¶n tÝn dông, dÉn ®Õn c«ng ty kh«ng thÓ triÓn khai ®îc c¸c hîp ®ång míi, toµn bé ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh cña c«ng ty bÞ ®×nh trÖ. C¸n bé nh©n viªn cña c«ng ty kh«ng cã viÖc lµm, chØ ®îc hëng l¬ng c¬ b¶n, ®êi sèng v« cïng khã kh¨n. S¸u th¸ng ®Çu n¨m 2010, c«ng ty ®· lç tíi 20 tû ®ång vµ con sè nµy ch¾c ch¾n sÏ t¨ng lªn rÊt nhiÒu theo thêi gian. Tµi s¶n, tiÒn vèn cña Nhµ níc vµ cña cæ ®«ng mµ ®a sè lµ ngêi lao ®éng trong doanh nghiÖp cã kh¶ n¨ng mÊt tr¾ng, c«ng ty ®ang ®èi mÆt víi nguy c¬ ph¸ s¶n.
Cực chẳng đã, tháng 5/2010 ông Hợp buộc phải gửi đơn đến Cục Cảnh sát kinh tế, sau đó là toà án các cấp và một số cơ quan khác để cầu cứu can thiệp thu hồi nợ nhưng kết quả thu được đến nay là không đáng kể, mọi việc có chiều hướng rơi vào im lặng, bế tắc.
Điều đáng nói là từ 2-3 năm trước đã có những lời cảnh báo từ CBNV công ty về mức độ rủi ro quá lớn khi thực hiện các hợp đồng ủy thác xuất khẩu dạng này bởi số vốn bỏ ra rất lớn, lại hoàn toàn là vốn đi vay, trong khi lợi nhuận thu được là rất thấp, thường chỉ từ 0,8 - 1,2% doanh thu. Nhưng với tất cả quyền hành trong tay, ông Hợp vẫn quyết tâm duy trì cách làm ăn đó và lao vào như con thiêu thân với giá trị các hợp đồng càng ngày càng lớn. Không chỉ bỏ ngoài tai những ý kiến góp ý, cảnh báo của mọi người, ông còn đứng giữa văn phòng công ty mà lớn tiếng: “chúng nó cứ làm như tao chết đến nơi, còn lâu tao mới chết”. Ông Hợp có biết đâu ngày hôm nay không chỉ có ông sắp “chết” mà ông còn kéo cả doanh nghiệp và hơn 100 cổ đông “chết” theo!
Động cơ nào đã khiến ông Hợp đi vay ngân hàng để tạm ứng cho khách hàng số tiền lớn như vậy mà không kèm theo bất kỳ một sự đảm bảo nào? Có thể khẳng định, nếu không có quyền hành của một chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc thì không ai có thể và dám làm những chuyện động trời như vậy.
Trong khi công ty đang nợ nần chồng chất thì gia đình, anh em nhà ông Hợp mua hết nhà này đến căn hộ nọ trị giá hàng tỷ đồng. Bản thân ông Hợp còn đầu tư hơn 100 ngàn đô la cho con trai đi du học nước ngoài. Đều đặn mỗi tuần 3 buổi chiều sau khi tan sở, ông vẫn bình thản xách vợt đến sân tennis để tập luyện, thư giãn như thể công ty không có việc gì xảy ra! Không hiểu bằng cách nào mà anh em ông Hợp lại có được cuộc sống sung túc như vậy, trong khi đại đa số CBNV công ty chỉ có được mức sống trung bình của xã hội?
Đó là những câu hỏi lớn mà cổ đông và CBNV Công ty cổ phần SX-XNK Thanh Hà đang cần lời giải đáp.
Tái cơ cấu ngược, doanh nghiệp lún sâu vào nợ nần
Từ tháng 6/2010 ông Hợp bắt đầu triển khai cái gọi là “kế hoạch sắp xếp lại tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty”. Nhưng kiểu tái cơ cấu này có lẽ chỉ riêng Công ty cổ phần SX-XNK Thanh Hà mới có!
Đầu tiên, ông Hợp cho phát hành một thông báo tới toàn thể CBNV công ty với nội dung: “do gặp khó khăn về tài chính (không nêu lý do), công ty yêu cầu các đơn vị rà soát, thu hẹp tổ chức; CBNV nào có nhu cầu, công ty sẽ tạo mọi điều kiện cho chuyển công tác hoặc cho nghỉ việc; những CBNV còn ở lại làm việc sẽ chỉ được hưởng lương cơ bản”. Dư luận CBNV công ty cho rằng thực chất đây là một thông báo nhằm đẩy CBNV ra đường và đẩy những khó khăn của người lãnh đạo doanh nghiệp về phía người lao động, bởi tình trạng hiện nay của công ty đâu phải do lỗi tại họ. Thực tế, một số CBNV do không có việc làm và thu nhập quá thấp đã buộc phải xin nghỉ việc.
Theo lẽ thường, trong lúc đang gặp khó khăn về tài chính như vậy doanh nghiệp phải tận dụng từng đồng vốn và doanh thu, chắt chiu từng đồng thu nhập, cắt giảm tối đa chi phí để tăng lợi nhuận nhằm bù đắp những thiệt hại và trả nợ ngân hàng, thì ông Hợp lại làm điều ngược lại. Tiếp theo thông báo nêu trên, với lý do không vay được vốn, ông chỉ đạo dừng toàn bộ việc ký kết và thực hiện các hợp đồng nhập khẩu mới, chính thức đặt dấu chấm hết cho hoạt động nhập khẩu của công ty, khách hàng bỏ đi, CBNV trước đây chuyên làm công việc này nay được “ngồi chơi xơi nước”. Riêng các hợp đồng xuất khẩu được ông chuyển giao cho Công ty cổ phần XNK Thanh Hà (Hưng Yên) thực hiện. Đây là một công ty con do Công ty cổ phần SX-XNK Thanh Hà tham gia thành lập và góp 51% vốn điều lệ. Điều đó có nghĩa là, nếu tự mình thực hiện hợp đồng thu được 10 đồng lãi, thì chuyển giao cho công ty con thực hiện chỉ thu về được 5,1 đồng (chưa kể mọi chi phí thực hiện hợp đồng, tiền lương, tiền công… công ty con đã hưởng trước). Một điểm đáng lưu ý là những người giữ vị trí chủ chốt hoặc có vai trò ở công ty con này chủ yếu là anh em hoặc người thân của ông Hợp. Với cách làm như vậy, ước tính số lợi nhuận mà Công ty cổ phần SX-XNK Thanh Hà đã bỏ phí và bị thất thoát trong 6 tháng cuối năm 2010 cũng lên tới một vài tỷ đồng.
Chưa hết, ông Hợp còn quyết định chuyển toàn bộ Phòng Thị trường của công ty về trực thuộc công ty con, nhưng vẫn đóng quân tại trụ sở ở Hà Nội. Bất bình với quyết định này, một số CBNV phòng này đã xin nghỉ việc, trong đó có cả cháu ông Hợp. Từ đây, gần như Công ty cổ phần SX-XNK Thanh Hà chỉ còn là một cái xác không hồn, không còn duy trì một hoạt động kinh doanh nào. Dư luận hoàn toàn có lý khi đặt ra câu hỏi liệu đây có phải là chiêu “hy sinh công ty bố để củng cố công ty con” của ông Hợp hay không.
Với cách “tái cơ cấu ngược” lạ đời như vậy cùng với số nợ ngân hàng gần 100 tỷ đồng và lãi phát sinh mỗi năm từ 15 đến 20 tỷ đồng, không biết đến bao giờ Công ty cổ phần SX-XNK Thanh Hà mới trả được hết nợ và trở lại như Thanh Hà của mấy năm về trước?
Thanh Hà, thay đổi hay là chết ?
Đối với Công ty cổ phần SX-XNK Thanh Hà, thực tế đang đòi hỏi và thúc đẩy công ty cần phải được thay đổi về tổ chức, đổi mới phương thức quản lý một cách bức thiết. Để thực hiện được điều đó, cần phải có những nhân tố tác động từ cả bên trong và bên ngoài.
Trước hết trong đại hội đồng cổ đông sắp tới, những sai phạm của chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Nguyễn Văn Hợp phải được đưa ra mổ xẻ, phân tích kỹ lưỡng, thấu đáo, công khai, minh bạch. Những người có liên quan đến việc làm thất thoát tài sản của công ty phải được xác định, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và xử lý đến nơi đến chốn. Phải kiên quyết loại bỏ những phần tử tiêu cực, cơ hội, xu nịnh, thu vén cá nhân ra khỏi bộ máy quản lý công ty.
Muốn vậy, đại hội đồng cổ đông phải được tổ chức nghiêm túc, chu đáo, đúng quy định. Quyền của cổ đông, những người chủ sở hữu công ty phải được thực thi một cách công bằng và hiệu quả, cổ đông cần phải được biết mình có những quyền gì và sử dụng các quyền đó như thế nào. Vẫn còn đó những cổ đông, CBNV có kiến thức, có tâm huyết, có uy tín để có thể lãnh đạo công ty, để hướng dẫn, giúp đỡ, khuyến khích những người khác thực hiện được tối đa quyền của mình, như bà T.H, anh T, chị M, chị N… Các cổ đông cần ủng hộ họ, đoàn kết xung quanh họ để đại hội đồng cổ đông thực sự là nơi thể hiện ý chí của đại đa số cổ đông, tránh được sự lũng đoạn của một nhóm người.
Trong nhiệm kỳ tới, các cổ đông phải sáng suốt lựa chọn cho được một hội đồng quản trị gồm những con người có đạo đức kinh doanh, có năng lực quản lý, có tầm nhìn xa để có thể đưa công ty thoát khỏi khó khăn trước mắt và xây dựng công ty phát triển lâu dài, có môi trường làm việc tích cực và hiệu quả. Bên cạnh đó, ban kiểm soát cũng phải tập hợp được những người có trình độ và bản lĩnh, có khả năng phát hiện và điều chỉnh những sai sót, khắc phục những hạn chế của bộ máy quản lý, đảm bảo sự chính xác, minh bạch trong quá trình hoạt động của công ty, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các cổ đông.
Ngoài những yếu tố bên trong kể trên thì việc thay đổi công ty cũng cần có sự tác động của các nhân tố bên ngoài như sự vào cuộc, kiểm tra, giám sát của các cơ quan pháp luật, chính quyền, Đảng, công đoàn..., trong đó vai trò rất quan trọng của cổ đông nhà nước - Công ty Haprosimex - phải được phát huy mạnh mẽ để định hướng, hỗ trợ cho các cổ đông làm việc trong công ty thực hiện được đầy đủ quyền của mình trong việc quản lý doanh nghiệp. Các cổ đông, CBNV công ty đang hết sức mong chờ điều đó.
Lúc này, chỉ có một sự thay đổi thực sự căn bản và toàn diện mới có hy vọng cứu được Công ty cổ phần SX-XNK Thanh Hà khi chưa quá muộn!
Tháng 2/2011
Co Van Dong
E-mail: codongth@yahoo.com.vn
Tel: 01243583669 (ngoai gio h/c)
Công ty cổ phần XNK Công Chính “ôm” nợ gần 1.000 tỷ đồng
(CATP) Dư luận tại TP. Bảo Lộc (Lâm Đồng) những ngày qua xôn xao về thông tin một doanh nghiệp tư nhân kinh doanh cà phê do làm ăn thua lỗ hiện nợ số tiền khổng lồ lên tới cả ngàn tỷ đồng. Đó là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Công Chính (gọi tắt là Công ty Công Chính), địa chỉ số 119 đường Trần Phú, xã Lộc Nga, TP. Bảo Lộc. Chủ tịch HĐQT công ty này là bà Nguyễn Thị Lan (SN 1959, HKTT tại TP. Bảo Lộc). Bà Lan khởi nghiệp bằng việc buôn bán vặt tại Gia Kiệm (Đồng Nai), sau lập công ty mua bán cà phê nhỏ rồi dần khuếch trương cơ sở và giao cho hai người em ruột của mình là ông Chính và ông Lập làm giám đốc hai công ty Công Chính và Thái Nguyên (trụ sở tại huyện Di Linh - Lâm Đồng); trong đó, Thái Nguyên là công ty con của Công ty Công Chính. Ngoài ra, Côâng ty Công Chính còn có chi nhánh là nhà máy gạch tuynel, trụ sở tại khu công nghiệp Lộc Sơn, TP. Bảo Lộc. Các công ty và chi nhánh này đều được xây dựng nhà xưởng rất hoành tráng với tổng diện tích ước tính hàng ngàn mét vuông. Mọi hoạt động đều do bà Lan điều hành. Nhiều nguồn tin tin cậy cho biết, việc Công ty cổ phần XNK Công Chính (ban đầu là Công ty cà phê Công Chính) mở rộng kinh doanh thêm gạch tuynel chỉ là để có lý do vay tiền đắp vào những món nợ nhiều năm do việc kinh doanh cà phê thua lỗ. Thực chất những sản phẩm của công ty này không được thị trường ưa chuộng. Món nợ của Công Chính bao gồm 700 tỷ đồng là số nợ của Ngân hàng T. chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, còn lại là nợ một số doanh nghiệp cà phê tại TP. Bảo Lộc và hai ngân hàng tại hai TP. Đà Lạt và Bảo Lộc. Lý do bà Lan có thể vay được số tiền 700 tỷ đồng của Ngân hàng T. là do trước đây bà Lan làm ăn với Công ty xuất nhập khẩu cà phê Intemex (TP. Hồ Chí Minh) và chuyên cung cấp cà phê nhân cho công ty này. Sau đó, Công ty Công Chính nợ Intemex nhiều tỷ đồng vì không đủ số lượng cà phê giao trong khi tiền đã nhận. Bà H. khi đó là phó giám đốc của Công ty Intemex, sau được điều động về làm phó giám đốc Ngân hàng T. Cùng thời điểm này, Intemex thu hồi toàn bộ món nợ của Công ty Công Chính và chuyển sang Công Chính nợ Ngân hàng T. 550 tỷ đồng; Công ty Thái Nguyên nợ Ngân hàng T. 150 tỷ đồng. Hiện các công ty, chi nhánh này gần như đã tạm ngưng hoạt động để giải trình với ngành chức năng. Ngoài diện tích đất thuê của nhà nước để xây dựng trụ sở các công ty, chi nhánh kể trên, tài sản còn lại hiện nay của hệ thống Công ty Công Chính không đáng kể, số nợ trên khó có khả năng thanh toán. Câu hỏi dư luận đặt ra là tại sao với kiểu làm ăn thùng rỗng kêu to như Công ty Công Chính mà Ngân hàng T. dám cho vay số tiền khổng lồ như vậy?
Được biết, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ - Bộ CA và CA Lâm Đồng đang phối hợp điều tra vụ việc. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc khi có diễn biến mới.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)