Tuy
là người tổ chức “Ngày hội Chứng khoán” (21/9, TP. HCM) nhưng chuyên
gia Alan Phan – Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa lại là một trong những người
thuyết trình sau cùng. Chủ đề “Quyền lực của NĐT trong cải thiện chất
lượng ban quản lý và tạo niềm tin” mà ông trình bày không mới nhưng vẫn
thu hút người nghe, bởi ông đã nói được điều NĐT trăn trở.
Ai
cũng thấy TTCK đang èo uột về thanh khoản. Đa số NĐT trông đợi Nhà nước
và các cơ quan chức năng có hành động để cải thiện tình trạng này.
Nhưng ông Alan Phan cho rằng, chờ đợi các giải pháp từ Nhà nước không
khôn ngoan bằng việc chủ động hành động. Khi NĐT thực thi hiệu quả các
quyền của mình, không chỉ tiền trong túi NĐT được bảo vệ mà TTCK cũng sẽ
tốt lên.
Báo chí là một phương tiện hữu hiệu để NĐT thể hiện quyền lực của mình với DN
Sử dụng hiệu quả lá phiếu trong ĐHCĐ
Luật
Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và các nguyên tắc quản trị công ty đều
ghi nhận, cổ đông có những quyền rất cơ bản như quyền giao dịch cổ
phiếu, quyền tiếp cận thông tin, quyền nhận cổ tức… Nhưng quyền quan
trọng của NĐT là tham dự, phát biểu và thực hiện biểu quyết trong ĐHCĐ.
Thông
thường, trong ĐHCĐ, DN sẽ phải báo cáo và lấy ý kiến cổ đông về kết quả
kinh doanh đã thực hiện, kế hoạch kinh doanh dự kiến, kế hoạch phân
chia lợi nhuận, trả cổ tức, chính sách thù lao cho ban lãnh đạo, lựa
chọn kiểm toán, bầu chọn thành viên HĐQT… Ngoài ra, trong những trường
hợp đặc biệt, DN sẽ trình cổ đông các kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng
vốn, các kế hoạch chuyển nhượng/bán cổ phần, tài sản, các kế hoạch đầu
tư, việc thay đổi ngành nghề kinh doanh, bổ sung, điều chỉnh điều lệ
công ty…
Tùy
nội dung mà các kế hoạch này sẽ cần 65% hay 75% cổ phần có quyền biểu
quyết thông qua. Ông Alan Phan kêu gọi NĐT có trách nhiệm với lá phiếu
của mình. Nếu thấy các kế hoạch, trình bày của DN còn lấn cấn, chưa rõ
ràng, chưa thuyết phục…, NĐT cần phản đối thay vì giơ phiếu ủng hộ.
Trong nhiều trường hợp, quyền phủ quyết của NĐT rất hiệu nghiệm. Điển
hình như mới đây, CTCP Dược Traphaco (TRA) đã không thể tiếp tục triển
khai kế hoạch phát hành 12,34 triệu cổ phần tăng vốn do chỉ 50,86% cổ
phần có quyền biểu quyết đồng ý với kế hoạch trên. Hay kế hoạch thưởng
vượt chỉ tiêu kinh doanh năm 2011 cho lãnh đạo Công ty tài chính cổ phần
Vinaconex-Viettel (VVF) cũng phải dẹp bỏ trước sự phản đối của 44,04%
cổ phần có quyền biểu quyết.
Tích cực lên tiếng
Thay
vì ấm ức bực bội trước các bê bối từ DN, ông Alan Phan cho rằng, NĐT
nên tìm cách chia sẻ các thông tin này đến cộng đồng NĐT. NĐT có thể
chia sẻ thông tin trên diễn đàn, blog… Nhưng cách chia sẻ hiệu quả nhất
là thông tin đến báo chí các thắc mắc, nghi ngờ, các bằng chứng có được
của mình. Từ phản ánh và chia sẻ của NĐT, báo chí sẽ tìm hiểu để có
những bài viết bao quát, kịp thời.
Thực
tế, thời gian qua, những bài viết sâu về hoạt động DN trên các báo đài
đều ít nhiều xuất phát từ các phát hiện của NĐT. Qua những bài viết này,
tình hình ở DN được “soi” kỹ hơn, giúp NĐT có thêm cơ sở tham khảo
trước khi ra quyết định đầu tư. Những bài viết liên quan đến các dấu
hiệu vi phạm luật cũng tạo được chú ý và thôi thúc nhà quản lý vào cuộc.
Rõ ràng, bằng cách truyền thông, NĐT đã gián tiếp thực hiện được việc
giám sát hoạt động ở DN, giúp sàng lọc lại hàng hoá trên TTCK. Nếu NĐT
tích cực lên tiếng và trở thành nguồn tin quan trọng của báo đài, DN có ý
định vi phạm luật hay vi phạm quyền lợi cổ đông chắc chắn phải dè dặt
hơn.
Sẵn sàng khiếu kiện
Lâu
nay, NĐT Việt Nam vẫn được đánh giá là hiền, bởi NĐT thường xuề xòa
trong việc bỏ phiếu và quan trọng là họ ít khiếu kiện. Con số khiếu kiện
chỉ đếm trên đầu ngón tay. Các khiếu kiện trong lĩnh vực chứng khoán
cũng chỉ mới tập trung vào tố cáo CTCK như việc NĐT tố cáo CTCK SBS,
CTCK Trường Sơn… Trong khi đó, không ít DN thực hiện giao dịch nội gián,
lạm dụng mua bán tư lợi, thiếu tôn trọng các quyền của NĐT như quyền
bình đẳng trong tiếp cận thông tin, quyền bầu cử- bãi nhiệm thành viên
HĐQT, quyền tham dự ĐHCĐ… lại bình an vô sự.
Ông
Alan Phan cho biết, nếu mạnh dạn khiếu kiện, quyền của NĐT chắc chắn sẽ
tăng lên. Bởi cho dẫu kết quả kiện tụng có không như kỳ vọng của NĐT do
gặp vướng mắc về luật chẳng hạn, thì việc dính vào kiện tụng, gây chú ý
là điều không DN nào mong muốn.
Khi
DN biết rằng, họ có thể bị NĐT “soi” bất cứ lúc nào, bị tố cáo bất cứ
lúc nào, DN sẽ phải hoạt động theo hướng chuẩn mực hơn, tôn trọng NĐT
hơn. Từ đây, TTCK cũng sẽ minh bạch, cải thiện hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét