Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Sự minh bạch của báo cáo

Ý nghĩa của Báo cáo tổng hợp tình hình kinh tế - xã hội của một địa phương, quốc gia trong một năm là cực kỳ quan trọng. Đó không những là thông tin để nhìn nhận tình hình kinh tế - xã hội trong một năm, mà còn là tư liệu đặc biệt ý nghĩa để các nhà quản lý, hoạch định chính sách sử dụng, tham khảo khi đưa ra các quyết định.

Báo cáo có chính xác, trung thực, minh bạch mới thể hiện đúng tình hình của nền kinh tế, hiện trạng của xã hội, qua đó mới có thể sử dụng giải pháp chính xác nhằm khắc phục hạn chế hay phát huy những ưu điểm, tiến bộ.

Các báo cáo cần được xem xét, phân tích kỹ lưỡng

Tuy thế, nhiều báo cáo đánh giá còn chưa sát với tình hình, số liệu báo cáo còn có độ vênh so với thực tế, chưa phản ánh hết mức độ khó khăn của đời sống xã hội và nền kinh tế, đặc biệt là khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Có thể thấy, hiện nay tình trạng các cơ quan, doanh nghiệp cố tình "làm đẹp” báo cáo là khá phổ biến. Để có một "báo cáo đẹp” trong nhiều trường hợp, những người làm báo cáo đã lờ đi các con số thống kê trung thực, phản ánh đúng tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị mình. Sau đó, qua các lần tổng hợp lại, sự vênh nhau, chênh lệch và sai số so với thực tế càng cao, đẩy đến việc những gì được thấy trong báo cáo hoàn toàn méo mó biến dạng so với thực tế. 

Mà một khi, các nhà quản lý, hoạch định chính sách lại dùng các thông tin báo cáo để làm cơ sở cho việc tìm ra thuốc chữa cho một căn bệnh thì không loại trừ khả năng bệnh sẽ nặng thêm.

Do vậy, không thể xem nhẹ việc báo cáo, bởi từ chính công việc mang tính “bếp núc” này, sự minh bạch, cụ thể, tường minh của các thông tin có hay không sẽ giúp chính chúng ta biết mình đang ở đâu, đã làm những gì và phải làm những gì để khắc phục những sai lầm. 

Theo Lê Cao (VietQ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét